Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
V/v lấy ý kiến các Sở ngành và cộng đồng dân cư nội dung Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 25/10/2024

 UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 

 

 
 
 

 


Số:          /BĐTPT-QLĐT

V/v lấy ý kiến các Sở ngành và cộng đồng dân cư nội dung Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 


 Thành phố Huế, ngày       tháng     năm 2024

 

                    Kính gửi:

- Các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- UBND: Thành phố Huế, thị xã Hương Thuỷ, huyện Phú Vang;

- HĐND, UBMTTQ, UBND: Phường Thuỷ Vân, An Đông, thành phố Huế;

- HĐND, UBMTTQ, UBND: Xã Thuỷ Thanh, phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ;

- HĐND, UBMTTQ, UBND: Xã Phú An, Phú Mỹ, huyện Phú Vang.

 

 

Đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 (có phạm vi thuộc địa bàn thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang). Hiện nay, đồ án đã được phê duyệt hơn 06 năm. Theo quy định thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm, kể từ ngày quy hoạch đô thị được phê duyệt. Do đó đồ án Quy hoạch đô thị phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn; đáp ứng các chủ trương và mục tiêu của UBND tỉnh về kêu gọi đầu tư các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, đồng thời nhằm nâng cao điều kiện sinh hoạt cho người dân, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng các dự án tại Khu đô thị mới An Vân Dương là một việc làm rất cần thiết và phù hợp với chủ trương và định hướng phát triển.

Bên cạnh đó hiện nay, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 và Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/01/2024. Do đó việc rà soát cập nhật, điều chỉnh tổng thể Khu E nhằm đồng bộ và khớp nối phù hợp với các quy hoạch nêu trên, đặc biệt là Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế cũng như các quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng. Việc thực hiện thủ tục Điều chỉnh Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương là hết sức cần thiết. Nội dung điều chỉnh quy hoạch này đã được UBND tỉnh thống nhất chủ trương tại Công văn số 11041/UBND-QHXT ngày 19/10/2022.

Để có cơ sở trình các cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, Ban QLDA đã phối hợp với đơn vị tư vấn lập dự thảo Điều chỉnh nhiệm vụ Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương với các nội dung chính như sau:

 1. Tên đồ án quy hoạch: Điều chỉnh Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch điều chỉnh:

Khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm trong Khu đô thị mới An Vân Dương, bao gồm một phần diện tích của các xã Phú An, Phú Mỹ thuộc huyện Phú Vang; phường Thủy Dương, xã Thủy Thanh thuộc thị xã Hương Thủy và phường Thủy Vân, phường An Đông thuộc thành phố Huế. Giới hạn cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp đường Tân Mỹ - Thuận An (quy hoạch) và Khu D - Đô thị mới An Vân Dương;

- Phía Nam giáp nhánh sông Lợi Nông;

- Phía Đông giáp đất nông nghiệp và khu dân cư hiện trạng các xã Phú An, Phú Mỹ thuộc huyện Phú Vang; phường Thủy Dương, xã Thủy Thanh thuộc thị xã Hương Thủy; phường Thủy Vân thuộc thành phố Huế;

- Phía Tây giáp các Khu A, B, C, D - Đô thị mới An vân Dương.

3. Quy mô:

a) Quy mô lập điều chỉnh quy hoạch: Diện tích khoảng 523,65 ha (diện tích đã được phê duyệt tại Quyết định 1150/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh là 494 ha).

* Lý do tăng diện tích khoảng 29,7 ha:

- Tăng khoảng 32,13 ha diện tích khu vực không thuộc Khu A,B,C,D,E (đường Thuỷ Dương - Thuận An, nay là đường Võ Chí Công và đường Phú Mỹ - Thuận An) nhưng tiếp giáp với Khu E, đợt này gộp vào điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu E để làm cơ sở quản lý phù hợp.

- Giảm khoảng 2,42 ha diện tích chồng lấn Khu A tại khu đất có ký hiệu CTR2 và CL5 (đã được phê duyệt trong quy hoạch phân khu Khu A tại Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 21/02/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phân khu Khu A - Đô thị mới An Vân Dương), không đưa qua Khu E để tính, do đó được trừ phần diện tích này trong đợt điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu E đợt này.

(quy mô sẽ được xác định cụ thể trong đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu).

b) Quy mô dân số:

- Dân số hiện trạng: khoảng 4.800 người (trong đó tại địa bàn thành phố Huế: 1000 người; thị xã Hương Thuỷ: 600 người; huyện Phú Vang: 3.200 người).

- Dự kiến quy mô dân số tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch tổng thể Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương đến năm 2045: khoảng 44.000 người.

(Quy mô dân số sẽ được xác định cụ thể khi triển khai lập đồ án quy hoạch).

4. Tính chất:

a) Theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tính chất đồ án:

- Là khu vực hỗ trợ các thiết chế, chức năng đô thị cho các khu A, B, C thuộc Khu đô thị mới An Vân Dương;

- Là khu ở mới hiện đại, xen lẫn các khu vực ở chỉnh trang của các khu dân cư hiện trạng đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở và tái định cư của các dự án phát triển đô thị.

b) Theo Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, tính chất đồ án:

- Hình thành nên khu đô thị mới có đầy đủ các thiết chế hạ tầng xã hội, đảm bảo tính chất một khu đô thị mới sinh thái, hiện đại xen lẫn các hình thức ở, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân và nhu cầu mua sắm, lưu trú cho khách du lịch khi đến Huế.

- Bổ sung và hoàn thiện đầy đủ các thiết chế về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đồ án quy hoạch; đồng thời điều chỉnh và bổ sung các loại đất trụ sở cơ quan về quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng nhu cầu và hiệu quả sử dụng đất khi di dời các trụ sở cơ quan này ra khỏi trung tâm thành phố hiện hữu.

- Là khu ở mới hiện đại, xen lẫn các khu vực ở chỉnh trang của các khu dân cư hiện trạng đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở và tái định cư của các dự án phát triển đô thị.

5. Các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chính:

Chỉ tiêu kinh tế xã hội được tính toán và áp dụng theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng và có thể căn cứ theo đặc thù thực tế theo định hướng Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2060:

TT

Hạng mục

Đơn vị

Chỉ tiêu theo quy hoạch đã được duyệt

Chỉ tiêu điều chỉnh

1

Chỉ tiêu sử dụng đất

 

 

 

1.1

Đất đơn vị ở

m2/người

≥50

55

1.2

Đất công cộng, thương mại dịch vụ

m2/người

≥9

≥8

1.3

Đất cây xanh đơn vị ở

m2/người

-

≥2

1.4

Đất cây xanh, công trình TDTT

m2/người

≥20

≥8

1.5

Đất giao thông (tính đến đường phân khu vực)

m2/người

≥23

≥18

2

Hạ tầng xã hội

 

 

 

2.1

Trường trung học phổ thông

hs/1000 người

-

≥40

m2 đất/học sinh

 

-

≥10

2.2

Bệnh viện đa khoa (Cấp đô thị)

giường /1000 người

-

≥4

m2/giường bệnh

-

≥100

2.3

Nhà văn hoá (Cấp đô thị)

chỗ/1000 người

-

≥8

ha/công trình

-

≥0,5

2.4

  Chợ (Cấp đô thị)

ha/công trình

-

≥1

2.5

Nhà trẻ, mẫu giáo

m2/1 cháu

-

≥12

cháu/1000 người

-

≥50

2.6

Trường tiểu học

m2/ học sinh

-

≥10

hs/1000 người

-

≥65

2.7

Trường Trung học cơ sở

m2/học sinh

-

≥10

hs/1000 người

-

≥55

2.8

Trung tâm văn hóa- Thể thao

m2/công trình

-

≥5000

2.9

Trạm y tế

m2/trạm

-

≥500

Trạm/ đơn vị ở

-

≥1

2.10

  Chợ (Cấp đơn vị ở)

m2/công trình

-

≥2000

Công trình/ đơn vị ở

-

≥1

2.11

Thể dục thể thao

 

 

 

-

Sân chơi (Cấp đơn vị ở)

m2/người

-

≥0,5

-

Sân luyện tập

m2/người

-

≥0,5

ha/công trình

-

≥0,3

-

Sân thể thao cơ bản (Cấp đô thị)

m2/người

-

≥0,6

ha/công trình

-

≥1,0

3

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

3.1

Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt

L/ng.ngđ

³200

³200

3.2

Chỉ tiêu cấp điện

kWh/người/năm

³2.100

³2.100

3.3

Chỉ tiêu cấp điện công trình

công       cộng, dịch vụ, thương mại

% sinh hoạt

-

≥40%

W/m2 sàn

-

≥30

3.4

Tiêu chuẩn thoát nước thải

% cấp nước SH

98

100

3.5

Lượng rác thải bình quân

kg/người/ngđ

1,3

1,3

3.6

Tỷ lệ thu gom

%

100

100

3.7

Mật độ giao thông đô thị

Km/km2

-

10-13,3

3.8

Tỷ lệ đất giao thông

%

-

≥18

3.9

Hạ tầng viễn thông thụ động

 

 

 

-

Sinh hoạt (line cáp quang)

Line/người

-

≥0,4

-

Công trình công cộng- dịch vụ

Line/ha.sàn

-

≥150

6. Nội dung quy hoạch: (Xem dự thảo Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương)

Thực hiện theo Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01: 2021/BXD và Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng đồng thời phù hợp với Đồ án Quy hoạch chung Đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, nội dung của đồ án bao gồm:

a) Xác định phạm vi và quy mô lập quy hoạch. Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá hiện trạng các chương trình, dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.

b) Xác định mục tiêu lập quy hoạch. Nêu các yêu cầu, định hướng chính tại quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt kèm theo quy định quản lý đã được ban hành đối với khu vực lập quy hoạch phân khu.

c) Lựa chọn chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật áp dụng cho toàn khu vực quy hoạch; xác định quy mô dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực lập quy hoạch.

d) Nêu các nguyên tắc, yêu cầu về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan; quy định về sử dụng đất đối với từng khu chức năng, trục đường chính, không gian mở, điểm nhấn, khu trung tâm, khu bảo tồn (nếu có). Xác định vị trí, quy mô, cấu trúc các đơn vị ở; vị trí, quy mô các công trình hạ tầng xã hội cấp đô thị trở lên (nếu có); quy mô diện tích, dân số, chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng khu chức năng đô thị theo ô phố (hình thành bởi các đường khu vực đối với bản vẽ tỷ lệ 1/5.000 hoặc đường phân khu vực đối với bản vẽ 1/2.000) trong khu vực lập quy hoạch; vị trí, quy mô công trình ngầm. Xác định chỉ giới xây dựng công trình trên các trục đường từ cấp khu vực đối với bản vẽ tỷ lệ 1/5.000 hoặc từ cấp phân khu vực đối với bản vẽ 1/2.000.

đ) Thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013.

e) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.

g) Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.

h) Dự kiến các dự án ưu tiên đầu tư: Luận cứ, xác định danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư tại khu vực lập quy hoạch; đề xuất, kiến nghị các cơ chế huy động và tạo nguồn lực thực hiện. Nêu các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Thuyết minh đồ án quy hoạch phân khu đô thị phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng.

i) Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị: Nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ khổ A3 kèm theo.

7. Hồ sơ sản phẩm:

Hồ sơ sản phẩm quy hoạch thực hiện theo Thông tư 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng các khu chức năng và quy hoạch nông thôn, cụ thể: 

TT

Tên sản phẩm

Ký hiệu bản vẽ

Tỷ lệ

A

Phần bản vẽ

 

 

1

Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất

QH-01

1/5.000 hoặc 1/10.000

2

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kiến trúc, cảnh quan

QH-02

1/2000

3

Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường

QH-03

1/2000

4

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

QH-04

1/2000

5

Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

QH-05

1/2000

6

Bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng

QH-06

1/2000

7

Bản đồ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

QH-07

1/2000

8

Bản đồ quy hoạch cấp nước

QH-08

1/2000

9

Bản đồ quy hoạch cấp điện và chiếu sáng công cộng

QH-09

1/2000

10

Bản đồ quy hoạch thông tin liên lạc

QH-10

1/2000

11

Bản đồ quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

QH-11

1/2000

12

Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật

QH-12

1/2000

13

Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm

QH-13

1/2000

14

Các bản vẽ thiết kế đô thị

TKĐT

Thích hợp

B

Phần văn bản

 

 

1

Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt

 

 

2

Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị

 

 

3

Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án

 

 

C

Đĩa CD ghi toàn bộ hồ sơ

 

 

- Số lượng sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch:

+ Hồ sơ báo cáo tại hội nghị và hồ sơ gửi xin ý các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư: Theo yêu cầu của cơ quan tổ chức lập quy hoạch.

+ Hồ sơ trình thẩm định: 02 bộ.

+ Hồ sơ trình phê duyệt: 02 bộ.

+ Hồ sơ hoàn thiện in theo quyết định phê duyệt: 08 bộ.

- Đối với việc cập nhật CSDL hiện trạng và đồ án quy hoạch trên vào cơ sở dữ liệu GIS Huế; Cơ quan tổ chức lập quy hoạch thực hiện các nội dung được quy định tại Điều 11 của Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định thu thập, cập nhật, quản lý, tích hợp, khai thác và sử dụng dữ liệu dùng chung trên địa bàn tỉnh và các quy định khác có liên quan (lưu ý việc bổ sung kinh phí thực hiện việc cập nhật đồ án quy hoạch lên nền Gis Huế).

8. Tiến độ lập quy hoạch:

a) Kế hoạch: Tiến hành lập đồ án quy hoạch ngay sau khi nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Tiến độ lập quy hoạch: Thời gian lập đồ án quy hoạch không quá 09 tháng kể từ ngày lựa chọn được nhà thầu tư vấn theo quy định.

9. Tổ chức thực hiện:

a) Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;

b) Cơ quan thẩm định và trình phê duyệt: Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế;

c) Chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch: Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế;

d) Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Theo quy định của pháp luật.

 Để đồ án có tính khả thi cao và công tác quy hoạch được thực hiện theo đúng trình tự quy định, Ban QLDA kính đề nghị Quý cơ quan, đơn vị tham gia đóng góp ý kiến bằng Văn bản; Kính đề nghị UBND phường Thuỷ Vân, An Đông, thành phố Huế; UBND xã Thuỷ Thanh, phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ và UBND xã Phú An, Phú Mỹ, huyện Phú Vang tổ chức, tổng hợp lấy ý kiến của đại diện cộng động dân cư có liên quan về dự thảo Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương trước khi Ban QLDA trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

Văn bản góp ý kiến xin được gửi về Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị; Địa chỉ: Số 7 Điềm Phùng Thị, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trước ngày 02/11/2024; Đại diện cộng đồng dân cư trước ngày 18/11/2024. Sau thời gian trên, nếu chưa nhận được ý kiến tham gia của Quý cơ quan, đơn vị, Ban QLDA xin phép được xem như Quý cơ quan, đơn vị đã đồng ý với nội dung nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch này.

(Đính kèm theo Văn bản này là hồ sơ Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chi tiết và Phiếu tham gia ý kiến)

Rất mong Quý cơ quan, đơn vị quan tâm, hỗ trợ.

Xin trân trọng cảm ơn./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- UBND tỉnh (thay báo cáo);

- Lãnh đạo Ban;

- Lưu: VT, QLPTĐT.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

Nguyễn Trần Nhật Tuấn

GIÁM ĐỐC

 

      

Hà Xuân Hậu

 

 

MỤC LỤC

A. NỘI DUNG THUYẾT MINH NHIỆM VỤ:

I. LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU; XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ LUẬN CỨ PHẠM VI VÀ RANH GIỚI LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU, QUY MÔ DIỆN TÍCH, YÊU CẦU QUẢN LÝ, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU:                                                                                  01

1.1. Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch:                               01

1.1.1. Lý do, sự cần thiết lập điều chỉnh quy hoạch:                                        01

1.1.2. Căn cứ lập quy hoạch:                                                                         02

1.2. Vị trí và ranh giới lập quy hoạch phân khu; xác định quy mô diện tích, yêu cầu quản lý, đầu tư phát triển đối với khu vực lập quy hoạch phân khu:                                    05

1.2.1. Vị trí, ranh giới, quy mô lập quy hoạch:                                                05

1.2.2. Yêu cầu quản lý, đầu tư phát triển đối với khu vực lập quy hoạch phân khu: 06

II. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG CỦA KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU. NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT VÀ YÊU CẦU VỀ VIỆC CỤ THỂ HÓA QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT:                                                                             07

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng của khu vực lập quy hoạch phân khu:      07

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:                                                                               07

2.1.2. Hiện trạng dân cư:                                                                               10

2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai:                                                                  11

2.1.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội:                                                                    12

2.1.5. Hiện trạng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật:                                             13

2.2. Định hướng phát triển tại quy hoạch chung đô thị tác động đến phạm vi quy hoạch lập phân khu:                                                                                                              17

2.2.1. Rà soát, đánh giá quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương:                                                                17

2.2.2. Định hướng quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tác động liên quan đến phạm vị lập điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu E - Đô thị mới An Vân Dương:                                                                                             18

2.3. Những vấn đề chính cần giải quyết và yêu cầu về việc cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt:                                                                                        20

2.3.1. Quan điểm quy hoạch:                                                                         20

2.3.2. Mục tiêu đồ án:                                                                                    20

2.3.3. Tính chất:                                                                                            20

2.3.4. Các vấn đề cần giải quyết:                                                                    21

III. QUY MÔ DÂN SỐ, ĐẤT ĐAI, CÁC NHU CẦU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT, HẠ TẦNG XàHỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH:                           21

3.1. Quy mô dân số, đất đai:                                                                           21

3.1.1. Diện tích lập điều chỉnh quy hoạch:                                                      21

3.1.2. Về quy mô dân số:                                                                                22

3.2. Dự kiến các không gian chức năng:                                                         22

3.3. Các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội:                              22

IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG, THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÔ THỊ; YÊU CẦU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU HIỆN TRẠNG:                                                                                             25

4.1. Yêu cầu đối với công tác điều tra khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng đô thị:                                                                                           25

4.2. Yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng:                                                        26

V. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH PHÂN KHU:     26

5.1. Yêu cầu về quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan:  26

5.2. Yêu cầu về quy hoạch kết nối hạ tầng kỹ thuật:                                        27

5.3. Yêu cầu về lập hồ sơ quy hoạch theo hệ thống thông tin địa lý (GIS):        27

VI. DANH MỤC QUY CÁCH CỦA SẢN PHẨM HỒ SƠ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH; DỰ TOÁN KINH PHÍ; KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ LẬP QUY HOẠCH; YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG LẤY Ý KIẾN VỀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH:   28

6.1. Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch:                                                                         28

6.2. Dự toán kinh phí lập quy hoạch:                                                              30

6.3. Kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch:                                                         31

6.4. Xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch: 31

6.4.1. Nội dung lấy ý kiến về đồ án quy hoạch:                                               31

6.4.2. Hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch:                          31

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:                                                                       32

B. SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH ĐÍNH KÈM:

1. Sơ đồ vị trí khu vực lập quy hoạch.

2. Bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu khu vực lập quy hoạch.

C. DANH MỤC CÁC VĂN BẢN ĐÍNH KÈM:

1. Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế;

2. Quyết định số 1151/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế;

3. Công văn số 306/BĐTPT-QLĐT ngày 06/10/2022 của Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị về việc báo cáo giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại Kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá VIII;

4. Công văn số 11041/UBND-QHXT ngày 19/10/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tham mưu trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII; trong đó UBND tỉnh thống nhất chủ trương tổ chức điều chỉnh tổng thể đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế;

5. Công văn số 3460/SXD-QHKT ngày 13/9/2024 của Sở Xây dựng về việc rà soát, dự kiến dân số tổng thể của đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương;

6. Công văn số 10379/UBND-XT ngày 30/9/2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc liên quan việc điều chỉnh tổng thể đồ án Quy hoạch phân khu Khu E - Đô thị mới An Vân Dương.

 

                                                

 

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU (TỶ LỆ 1/2000) KHU E - 

ĐÔ THỊ MỚI AN VÂN DƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Địa điểm: Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế

 

I. LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU; XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ LUẬN CỨ PHẠM VI VÀ RANH GIỚI LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU, QUY MÔ DIỆN TÍCH, YÊU CẦU QUẢN LÝ, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU:

1.1. Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch:

1.1.1. Lý do, sự cần thiết lập điều chỉnh quy hoạch:

Khu đô thị mới An Vân Dương được lập trên địa giới hành chính của huyện Phú Vang, huyện Hương Thuỷ và thành phố Huế (bao gồm phường Thuỷ Vân, An Đông, thành phố Huế; xã Phú An, Phú Mỹ, huyện Phú Vang; xã Thuỷ Thanh, phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ), được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp nhánh sông Phổ Lợi.

- Phía Nam giáp nhánh sông Lợi Nông.

- Phía Đông giáp thôn Triều Thuỷ xã Phú An, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang và xã Thuỷ Thanh, phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ.

- Phía Tây giáp nhánh Sông Phổ Lợi, phường Phú Thượng, phường Vĩ Dạ, phường Xuân Phú, hói Phát Lát (phường An Đông).

Khu đô thị An Vân Dương đã được lập Quy hoạch chung và được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 09/5/2005.

Đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 (có phạm vi thuộc địa bàn thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang). Hiện nay, đồ án đã được phê duyệt hơn 06 năm. Theo quy định thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết là 3 năm, kể từ ngày quy hoạch đô thị được phê duyệt. Do đó đồ án Quy hoạch đô thị phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn; đáp ứng các chủ trương và mục tiêu của UBND tỉnh về kêu gọi đầu tư các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách.

Trong phạm vi ranh giới Khu E - Đô thị mới An Vân Dương hiện nay có một số dự án đã và đang được triển khai như Nhà hàng Duyên Anh 2, Trụ sở Công an tỉnh, Khu đô thị phía Đông đường Thuỷ Dương Thuân An, Khu Trường học tại khu đất ký hiệu TH12 (dự án FPT), Bệnh viện quốc tế YT1, Dự án nhà ở xã hội XH1 Khu E, Khu dân cư Vinh Vệ,… Trong đó, đặc biệt có 06 khu tái định cư: Khu tái định cư Thủy Thanh giai đoạn 2 và giai đoạn 3, Thủy Dương giai đoạn 1, 2 và giai đoạn 3, Thủy Vân giai đoạn 2 đã và đang được đầu tư hoàn chỉnh bám theo trục đường Thủy Dương - Thuận An. Do vậy, để thực hiện chủ trương phát triển đô thị, đồng thời nhằm nâng cao điều kiện sinh hoạt cho người dân, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng các dự án tại Khu đô thị mới An Vân Dương là một việc làm rất cần thiết và phù hợp với chủ trương và định hướng phát triển.

Công tác Quy hoạch phân khu Khu E - Đô thị mới An Vân Dương sớm được hình thành là bước đi đúng đắn trong quá trình đầu tư và phát triển của dự án, giúp bổ sung và hoàn thiện một số chức năng đô thị của thành phố tương lai, đồng thời tạo ra môi trường hấp dẫn thu hút các Nhà đầu tư đến với Huế.

Ngoài ra, việc tổ chức rà soát, lập điều chỉnh quy hoạch phân khu khu E để đảm bảo đồng bộ, không chồng chéo để người dân được ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, hiện nay thực tế hiện trạng một số tuyến đường quy hoạch phân khu ảnh hưởng đến các khu vực đất ở đã được UBND xã Phú Mỹ giao đất trước đây, một số khu vực đi qua khu dân cư hiện trạng dày đặc và một phần đất do UBND huyện đấu giá như khu dân cư Vinh Vệ xã Phú Mỹ.

Đồng thời hiện nay, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 và Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/01/2024. Do đó việc rà soát cập nhật, điều chỉnh tổng thể Khu E nhằm đồng bộ và khớp nối phù hợp với các quy hoạch nêu trên, đặc biệt là Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế.

Từ những nội dung nêu trên, việc thực hiện thủ tục Điều chỉnh Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương là hết sức cần thiết. Nội dung điều chỉnh quy hoạch này đã được UBND tỉnh thống nhất chủ trương tại Công văn số 11041/UBND-QHXT ngày 19/10/2022.

1.1.2. Căn cứ lập quy hoạch:

a) Cơ sở pháp lý:

- Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

- Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

- Luật Kiến trúc ngày 13/6/2019;

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc;

- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng;

- Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065;

- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;

- Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;

- Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng về quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện; quy hoạch xây dựng vùng huyện; quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;

- Thông tư số 15/2023/TT-BXD ngày 29/12/2023 của Bộ Xây dựng về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Quyết định số 73/2021/QĐ-UBND ngày 26/11/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định về việc phân công, phân cấp và uỷ quyền công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quyết định số 66/2023/QĐ-UBND ngày 20/12/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế của Quyết định số 73/2021/QĐ-UBND ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quyết định số 1151/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Công văn số 11041/UBND-QHXT ngày 19/10/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tham mưu trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII; trong đó UBND tỉnh thống nhất chủ trương tổ chức điều chỉnh tổng thể đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Công văn số 3460/SXD-QHKT ngày 13/9/2024 của Sở Xây dựng về việc rà soát, dự kiến dân số tổng thể của đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương;

- Công văn số 10379/UBND-XT ngày 30/9/2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc liên quan việc điều chỉnh tổng thể đồ án Quy hoạch phân khu Khu E - Đô thị mới An Vân Dương.

b) Các nguồn tài liệu, số liệu:

- Tài liệu về khí hậu, thủy văn của tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- Các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam;

- Số liệu điều tra hiện trạng khu vực lập quy hoạch.

c) Các cơ sở bản đồ:

- Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065;

- Hồ sơ đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Bản đồ đo đạc hiện trạng tỷ lệ 1/2000 và 1/500 khu vực nghiên cứu;

- Bản đồ địa chính khu vực quy hoạch;

- Các dự án đầu tư xây dựng, các tài liệu, văn bản và số liệu điều tra có liên quan.

1.2. Vị trí và ranh giới lập quy hoạch phân khu; xác định quy mô diện tích, yêu cầu quản lý, đầu tư phát triển đối với khu vực lập quy hoạch phân khu:

1.2.1. Vị trí, ranh giới, quy mô lập quy hoạch:

a) Vị trí, ranh giới: Khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm trong Khu đô thị mới An Vân Dương, bao gồm một phần diện tích của các xã Phú An, Phú Mỹ thuộc huyện Phú Vang; phường Thủy Dương, xã Thủy Thanh thuộc thị xã Hương Thủy và phường Thủy Vân, phường An Đông thuộc thành phố Huế. Giới hạn cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp đường Tân Mỹ - Thuận An (quy hoạch) và Khu D - Đô thị mới An Vân Dương;

- Phía Nam giáp nhánh sông Lợi Nông;

- Phía Đông giáp đất nông nghiệp và khu dân cư hiện trạng các xã Phú An, Phú Mỹ thuộc huyện Phú Vang; phường Thủy Dương, xã Thủy Thanh thuộc thị xã Hương Thủy; phường Thủy Vân thuộc thành phố Huế;

- Phía Tây giáp các Khu A, B, C, D - Đô thị mới An vân Dương.

b) Quy mô lập điều chỉnh quy hoạch: Diện tích khoảng 523,65 ha (diện tích đã được phê duyệt tại Quyết định 1150/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh là 494 ha).

* Lý do tăng diện tích khoảng 29,7 ha:

- Tăng khoảng 32,13 ha diện tích khu vực không thuộc Khu A,B,C,D,E (đường Thuỷ Dương - Thuận An, nay là đường Võ Chí Công và đường Phú Mỹ - Thuận An) nhưng tiếp giáp với Khu E, đợt này gộp vào điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu E để làm cơ sở quản lý phù hợp.

- Giảm khoảng 2,42 ha diện tích chồng lấn Khu A tại khu đất có ký hiệu CTR2 và CL5 (đã được phê duyệt trong quy hoạch phân khu Khu A tại Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 21/02/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phân khu Khu A - Đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế), không đưa qua Khu E để tính, do đó được trừ phần diện tích này trong đợt điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu E đợt này.

(quy mô sẽ được xác định cụ thể trong đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu).


Sơ đồ ranh giới và phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch

1.2.2. Yêu cầu quản lý, đầu tư phát triển đối với khu vực lập quy hoạch phân khu:

- Cụ thể hoá quy hoạch chung đô thị mới An Vân Dương tỷ lệ 1/5000 đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Phân tích đánh giá hiện trạng và quỹ đất trong ranh giới nghiên cứu. Lập quy hoạch chi tiết, xác định hướng phát triển không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch chung đô thị mới An Vân Dương đã được phê duyệt;

- Cập nhật các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt trong thời gian vừa qua, đồng thời hoàn chỉnh điều chỉnh Quy hoạch phân khu Khu E, làm cơ sở đề quản lý quy hoạch và kêu gọi đầu tư các dự án vốn ngoài ngân sách;

- Bổ sung một số chức năng còn thiếu tại các phân khu A, B, C, D và kết nối theo hướng Đông - Tây với các phân khu này;

- Định hướng Quy hoạch phân khu Khu E - Đô thị mới An Vân Dương thành một đô thị mới hiện đại, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, đáp ứng nhu cầu mở rộng không gian phát triển của Thành phố Huế;

- Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho khu vực quy hoạch và kết nối với toàn khu vực;

- Xác định những khu vực ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện;

- Làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng đất, cơ sở cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng;

- Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dự án đến môi trường, biến đổi khí hậu, cải tạo môi trường theo hướng tích cực;

- Làm cơ sở pháp lý để quản lý và đầu tư xây dựng theo quy hoạch phân khu đối với khu vực thiết kế và làm căn cứ triển khai dự án hạ tầng đấu nối quanh khu vực lập quy hoạch;

- Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội địa bàn các địa phương liên quan nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

II. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG CỦA KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU, NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT VÀ YÊU CẦU VỀ VIỆC CỤ THỂ HÓA QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT:

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng của khu vực lập quy hoạch phân khu:

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:

a) Địa hình:

Khu vực nghiên cứu có địa hình hình tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Tây sang Đông, gồm: địa hình khu dân cư hiện trạng đang ở, địa hình khu ruộng canh tác và địa hình khu vực ngập nước.

Địa hình khu vực dân cư có cao độ từ +1,8 đến +2,8 m, trung bình là +2,1m, độ dốc nền i = 0,0% - 1%. Là khu vực có nhiều đầm, hồ, kênh rạch, có nơi cao độ thấp từ -0,4 ~ +0,28. Nhìn chung nền địa hình toàn khu vực nghiên cứu có cao độ thấp hơn mực nư­ớc lũ chính vụ hàng năm của sông H­ương. Do đó thư­ờng xuyên bị ngập nước vào mùa m­ưa lũ.

 

 

b) Địa chất: Có nhiều cấu tạo như: Lớp đất màu; lớp cát pha sét, cát pha sạn sỏi lẫn xác động vật, thực vật; Lớp cát, cát pha. Khu vực ao hồ: có lớp bùn dày, độ chịu tải kém. Khi xây dựng công trình phải nạo vét hết lớp bùn mới san lấp để đảm bảo cho nền móng công trình. Địa chất khu vực phía bắc yêu hơn nhiều, bùn dày.

c) Khí hậu:

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm ở khu vực gần thành phố Huế nên khí hậu mang các đặc trưng của khí hậu Huế.

- Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. 

- Chế độ nhiệt: Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C-25°C.

+ Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C-29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C-40°C.

+ Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C-22°C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2800mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm trung bình: 85%-86%. 

- Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.

-  Gió bão: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:

+ Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.

+ Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.

+ Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9-10.

d) Thủy văn:

Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, chịu ảnh hưởng của hệ thống Sông Hương đổ qua Sông Như Ý, sông An Cựu qua nhánh Lợi Nông để kết nối vào Khu E. Sông Hương là sông lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích 3000 km2 chiếm 3/5 diện tích toàn Tỉnh. Hệ thống sông Hương bao gồm: sông Tả Trạch, Hữu Trạch, bắt nguồn từ các sườn núi của dãy Trường Sơn.

Về mùa lũ nước sông tràn ra đồng ruộng và chảy ra khu vực sông suối, đầm phá xung quanh.

Mùa khô chịu ảnh hưởng của mực nước thủy triều, nên xâm thực nhập mặn sâu vào trong đồng làm ảnh hưởng đến sản xuất trong vùng hiện nay.

Khu vực sông An Cựu: Mực nước lũ 1999 = +4,72m. Mực nước trong đồng và khu vực dân cư là +3,64m. Mực nước hằng năm = +2,01m.

Khu vực sông Nhất Đông, năm 1999 mực nước trong đồng là +3,64m; mực nước hàng năm là 2,01m.

Khu vực sông Như ý, năm 1999 = +4,002m; mực nước trong đồng là +3,64m; mực nước hàng năm là +2,01.

Do các yếu tố tự nhiên thay đổi nhiều: rừng đầu nguồn bị tàn phá nhiều, khi có mưa lớn vùng đồng bằng của sông Hương bị ngập lớn với xu thế mực nước ngày càng tăng, nhất là những năm gần đây lượng bùn cát đất đá theo dòng nước tràn về đồng bằng cửa sông rất lớn, gây ra bồi lắng ở dòng sông, ảnh hưởng tới quá trình thoát lũ ở cửa biển Thuận An và các sông nhỏ. Vì vậy, biên pháp phòng hộ từ thượng nguồn trồng rừng, tăng các công trình thuỷ lợi điều tiết dòng chảy để giảm lũ cho đồng bằng sông Hương, vào khu vực Đông thành phố Huế (Khu E - Đô thị mới An Vân Dương).

2.1.2. Hiện trạng dân cư:

Dân cư trong vùng quy hoạch hiện tại bao gồm 1 phần khu dân cư của các làng Triều Thủy, xã Phú An, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang; khu dân cư hiện trạng tại phường Thủy Vân, thành phố Huế và các khu vực như: Lang Xá Cồn, khu dân cư Thuỷ Thanh, Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ; tổng dân số hiện trạng khoảng 4.800 dân (theo nội dung thống nhất tại buổi làm việc của các đơn vị liên quan và báo cáo của Sở Xây dựng tại Văn bản số 3460/SXD-QHKT ngày 13/9/2024 về việc rà soát, dự kiến dân số tổng thể của đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương).

Đại đa số là dân lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một phần là các tiểu thương và cán bộ công nhân viên. Tỷ lệ dân số phi nông nghiệp chỉ chiếm từ 15-20% dân số trong khu vực.

Nhận xét chung về tình hình dân số và lao động: Đây là khu vực ven thành phố Huế có mật độ dân không cao, chỉ tập trung vài điểm trên tổng phạm vi quy hoạch Khu E.

 

 

 

 

Một số hình ảnh hiện trạng dân cư trong khu vực lập quy hoạch

2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai:

- Là khu vực giáp với khu trung tâm thành phố Huế về phía Tây, tình hình xây dựng đô thị diễn ra khá sôi động, tình trạng chia đất vườn bán trong các khu vực nhà vườn giáp với sông Lợi Nông có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường, văn hoá và lối sống của người dân. Nhà kiên cố 2 tầng hiện đại đang dần được ưu chuộng trong thiết kế và đầu tư xây dựng. Một phần quỹ đất hiện tại được giao cho các dự án để phục vụ tái định cư và đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu vực.

- Được bao quanh bởi 3 con sông là sông Nhất Đông, sông Cùng (từ nhánh sông Như Ý) và sông Lợi Nông (từ nhánh sông An Cựu).

- Khu đất dự kiến lập điều chỉnh quy hoạch phần lớn có diện tích là đất ruộng hoa màu, xen kẽ đó là đất dân cư hiện trạng. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi. Tuy nhiên cao độ tự nhiên của khu đất tương đối thấp.

- Các dự án thành phần được cấp đất lập dự án theo quy hoạch chung, một số đã và đang được triển khai. Được coi như phần đất hiện trạng, được đánh giá xác thực về quy mô và tính chất công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để có sự đấu nối đảm bảo yêu cầu chung của đô thị.

- Các dự án đã được triển khai gồm:

+ Dự án Khu tái định cư Thủy Dương giai đoạn 1 với quy mô diện tích khoảng 0,7 ha.

+ Dự án Khu tái định cư Thủy Dương giai đoạn 2 với quy mô diện tích khoảng 4,62 ha.

+ Dự án Khu tái định cư Thủy Dương giai đoạn 3 với quy mô diện tích khoảng 10,72 ha.

+ Dự án Khu tái định cư Thủy Thanh giai đoạn 2 với quy mô diện tích khoảng 8,97 ha.

+ Dự án Khu tái định cư Thủy Thanh giai đoạn 3 với quy mô diện tích khoảng 10,26 ha.

+ Dự án Khu tái định cư Thủy Vân giai đoạn 2 với quy mô diện tích khoảng 7,53 ha.

+ Khu đất đấu giá tại thôn Vinh Vệ với quy mô diện tích khoảng 1,72 ha.

+ Dự án Nhà hàng Duyên Anh 2 với quy mô diện tích khoảng 2,74 ha.

- Các dự án đang được triển khai gồm:

+ Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư OTT4 với quy mô diện tích khoảng 3,64 ha.

+ Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư OTT8, OTT9, khu dịch vụ DV1 và cây xanh CX4 với quy mô diện tích khoảng 4,31 ha.

+ Dự án đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế với quy mô diện tích khoảng 15,92 ha.

+ Dự án Tổ hợp giáo dục FPT với quy mô diện tích khoảng 8,68 ha.

+ Dự án Bệnh viện quốc tế tại Khu E với quy mô diện tích khoảng 4,21 ha.

- Đối với các dự án đã được cấp đất triển khai, các lô đất cần được tuân thủ theo quy hoạch chung sẽ được sắp xếp theo quy hoạch sử dụng đất và được nghiên cứu với cảnh quan chung cho phù hợp vơi toàn phạm vi đồ án quy hoạch. Đặc biệt hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đấu nối đảm bảo tính ổn định cho toàn vùng.

Bảng 1. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất

Stt

Chức năng sử dụng đất

Ký hiệu

 Diện tích

Tỷ lệ

 (ha)

(%)

1

Đất nhóm nhà ở hiện trạng

ODT, ONT

          86,92

16,60

2

Đất công trình dịch vụ - công cộng

 

          19,06

3,64

a

Đất y tế

DYT

           4,18

0,80

b

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

           0,30

0,06

c

Đất giáo dục

DGD

          11,83

2,26

d

Đất khu vui chơi giải trí công cộng

DKV

           1,54

0,29

e

Đất chợ

DCH

           0,19

0,04

f

Đất Thương mại dịch vụ

TMD

           1,02

0,19

3

Đất thể dục thể thao

TDTT

            2,43

0,46

4

Đất cơ quan, trụ sở

TSC

          16,74

3,20

5

Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng

TIN, TON

            7,42

1,42

6

Đất nghĩa địa

NTD

          16,08

3,07

7

Đất sản xuất nông nghiệp

LUC, LUK,
CLN, BHK

        272,58

52,05

8

Đất trống

BCS

            4,64

0,89

9

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

            6,59

1,26

10

Đất sản xuất công nghiệp

DNL, SKC

            0,05

0,01

11

Đất thủy lợi

DTL

          15,17

2,90

12

Đất sông suối, mặt nước

SON

          10,06

1,92

13

Đất đường giao thông

DGT

          65,91

12,59

Tổng diện tích toàn khu

 

        523,65

100,00

2.1.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội:

Hiện nay, công trình công cộng trong phạm vi quy hoạch còn rất thiếu, chất lượng xây dựng thấp, quy mô nhỏ, vị trí phân tán, chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu sử dụng của người dân, cụ thể như:

- Trường tiểu học, nhà mẫu giáo Vân Thê là khối nhà cấp 4, không đảm bảo tiêu chuẩn.

- Trường mầm non Phú Vân mới được xây dựng theo chương trình Nông thôn mới đã đảm bảo tiêu chuẩn.

- Trường tiểu học Phú Mỹ 1, trường THCS Phú Mỹ chỉ đáp ứng được nhu cầu của khu dân cư hiện tại.

- Trường tiểu học và trường mầm non Phú An cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu của khu dân cư hiện tại.

- Chợ Dạ Lê Chánh là khối nhà cấp 4 nhằm phục vụ nhu cầu của khu dân cư làng Dạ Lê Chánh, không đảm bao tiêu chuẩn.

- Chợ Triều Thủy là khu chợ lâu năm không đáp ứng được tiêu chuẩn.

 

 

Một số hình ảnh hiện tạng về các công trình hạ tầng xã hội

2.1.5. Hiện trạng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

a) Về giao thông:

- Giao thông đối ngoại:

Hệ thống giao thông trong khu vực nghiên cứu cần phải kể đến tuyến đường Thủy Dương - Thuận An (nay là đường Võ Chí Công). Hiện tại, tuyến đường này đã được triển khai hoàn thành từ cầu vượt Thủy Dương đến đoạn giao cắt đường Chợ Mai - Tân Mỹ có lộ giới 44m (9+10.5+5+10.5+9); đoạn từ Tỉnh lộ 10 về đến đường Chợ Mai - Tân Mỹ hiện đã đầu tư có mặt cắt 36m.

Tuyến đường tỉnh Lộ 10A chạy theo hướng Tây - Đông nối từ đường Quốc lộ 49 đi qua khu C, qua khu vực lập điều chỉnh quy hoạch là tuyến đường khung có vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực, thúc đẩy quá trình phát triển về kinh tế, xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng…Hiện nay, đoạn qua khu C có có chiều dài 2.520m, mặt cắt 36m đã được triển khai thực hiện và hoàn thành trong năm 2015, đoạn qua phạm vi Khu E -Đô thị mới An Vân Dương có chiều dài 750m, có nền đường rộng từ 9-10m, mặt đường rải cấp phối nhựa, theo định hướng quy hoạch đoạn đường này sẽ được nâng cấp mở rộng thành 31m.

Tuyến đường nhựa Tỉnh lộ 1 có lộ giới 11,5m đi Cầu Ngói Thanh Toàn (nối từ đường Hoàng Quốc Việt nối dài), xã Thủy Thanh qua khu vực nghiên cứu có chiều dài khoảng 700m, đây là tuyến đường kết nối trung tâm thành phố và Khu A - Đô thị mới An Vân Dương với khu du lịch Cầu Ngói Thanh Toàn về tương lai cần phải được nâng cấp mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách cũng như tạo điều kiện để phát triển hạ tầng xã hội hai bên tuyến đường.

Tuyến đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài có mặt cắt 60m đang được triển khai đầu tư xây dựng  là một trong những tuyến đường chiến lược quan trọng có vai trò giảm tải mật độ giao thông trên tuyến đường chính quốc lộ 1 và kết nối, thúc đẩy sự phát triển về mặt kinh tế xã hội tạo tiền đề về cơ sở hạ tầng góp phần trong việc kêu gọi các nhà đầu tư.

 

 

 

 

Một số hình ảnh giao thông đối ngoại của khu vực lập quy hoạch

- Giao thông trong khu vực:

Ngoài hệ thống giao thông tại các khu Tái định cư Thủy Dương, Thủy Thanh giai đoạn 2 và giai đoạn 3, Khu tái định cư Thủy Vân giai đoạn 2,… đã được đầu tư đồng bộ hiện đại với đầy đủ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác đi kèm, còn lại trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là các tuyến đường phục vụ dân sinh (liên xã, liên thôn) đã được bê tông hóa 1 phần nền đường rộng từ 5¸6m. Các tuyến đường nội bộ chủ yếu là đường mòn phục vụ dân sinh, mặt đường chủ yếu là đất tự nhiên.

- Các công trình phục vụ giao thông:

+ Trong khu vực nghiên cứu hầu như chưa có các công trình phục vụ giao thông như bãi đỗ xe, bến xe...

+ Cầu cống: trong phạm vi quy hoạch có một số cầu bắt qua nhánh sông Nhất Đông, sông Cùng thuộc đường Võ Chí Công; một số cống nhỏ qua đường phục vụ dân sinh trong khu vực.

 

 

 

 

Một số hình ảnh giao thông đối nội của khu vực lập quy hoạch

- Đánh giá chung về hiện trạng giao thông:

Nhìn chung, ngoài các tuyến giao thông đối ngoại, giao thông các khu vực đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, hệ thống giao thông hiện trạng có lộ giới không lớn, chất lượng đường chưa đảm bảo, chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt trong khu vực. Khi xây dựng khu đô thị mới cần có giải pháp thiết kế nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống giao thông và có sự đấu nối hợp lí giữa đường nội bộ, khu vực với các tuyến đường giao thông đối ngoại. Cần bố trí các bến bãi thuận lợi cho việc hoàn chỉnh hệ thống giao thông trong khu vực.

b) Chuẩn bị kỹ thuật:

- Khu vực nghiên cứu (Khu E) nằm phía Đông khu đô thị mới An Vân Dương thuộc có địa hình thấp trũng, dốc dần từ Tây sang Đông và từ Nam về Bắc. Có địa hình chịu ảnh hưởng của lũ sông Hương, cao độ nền hiện trạng từ +1,8m đến +2,8m khu vực dân cư, khu vực đất canh tác từ +0,1m đến +1,6m.

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch trải dài hơn 9km thuộc địa bàn phường Thuỷ vân, phường An Đông, thành phố Huế; phường Thủy Dương, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy;  xã Phú Mỹ, xã Phú An, huyện Phú Vang. Riêng khu vực huyện Phú Vang là khu vực có nền địa hình thấp trũng và là không gian thoát lũ cho toàn bộ thành phố Huế và các vùng lân cận. Do đó nền hiện trạng của phần lớn khu vực bị ngập lụt vào mùa mưa lũ.

- Với mức nước lũ lịch sử năm 1999 với cao độ mực nước lũ là: +5,84m, thì toàn bộ khu vực nghiên cứu ngập chìm trong nước từ 2,0m¸3,0m, thậm chí có nơi lên đến 4,0m nước.

- Với mức nước lũ năm 2020 với cao độ mực nước lũ là: tại trạm Kim Long là +4,17 m

- Với mức nước lũ năm 2023 với cao độ mực nước lũ là: tại trạm Kim Long là +4,19 m, tức vượt mức lũ năm 2020.

c) Thoát nước:

- Thoát nước mưa:

Khu vực nghiên cứu quy hoạch trải dài hơn 9km bám theo trục đường Võ Chí Công và đường Phú Mỹ - Thuận An, hiện tại chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước mưa chảy tràn trên bề mặt theo hướng dốc của địa hình tự nhiên về các vệt trũng hoặc các mương tiêu nhỏ rồi thoát nước ra các kênh rạch và sông Lợi Nông, sông Cùng, sông Nhất Đông,... Toàn bộ nước tiêu thoát trong khu vực này đều có hướng chảy về phía Đông Bắc ra Đầm Sam, Đầm Thanh Lam.

- Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

+ Thoát nước bẩn: Khu đô thị mới An Vân Dương đã được đầu tư dự án Nhà máy xử lý nước thải tại Khu B. Tuy nhiên, đa số nước bẩn tại các công trình và hộ dân cư tại khu vực lập quy hoạch (Khu E) được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và xả vào hệ thống thoát nước mưa. Còn lại được thoát trực tiếp ra kênh mương, sông hồ hoặc cho thấm vào đất. Hiện nay, các con sông ven khu ở bị ô nhiễm, do ảnh hưởng của việc thoát nước thải bẩn từ các hộ dân trực tiếp xuống sông. Một số đoạn sông được kè chắn xong hệ thống thu gom vẫn chưa đồng bộ trên toàn tuyến.

+ Thu gom và xử lý rác thải: Trong khu vực thiết kế, chất thải rắn được thu gom và đưa về nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, thị xã Hương Thủy. Một số địa bàn thì được thu gom vào các khu đất trống cho phân huỷ tự nhiên hay đốt. Nhưng đa phần người dân hiện tại rác thải sinh hoạt trong khu vực đa phần người dân tập kết rác theo tự do không đưa vào điểm tập kết rác gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

+ Nghĩa trang: Các khu vực mồ mã phân bố rải rác trên địa bàn gắn liền với các cụm dân cư hiện hữu.

d) Cấp điện:

Hiện trạng hệ thống cung cấp điện cho phạm vi dự án Quy hoạch phân khu Khu E - Đô thị mới An Vân Dương có một phần dân cư đang sinh sống với các đường dây điện trên không chạy qua khu vực dự án làm ảnh hưởng dự án vì vậy cần làm mới toàn bộ hệ thống điện khu vực. Trong khu vực dự án được cấp điện từ trạm 220kV Ngự Bình và trạm 110kV Huế 2, Huế 3, Huế 4.

e) Cấp nước:

Hiện trạng nguồn nước thành phố Huế:

Tổng công suất khai thác hiện nay khoảng 67.000 m3/ngđ. Trong đó Nhà máy nước Dã Viên 12.000m3/ngđ, Nhà máy nước Quảng Tế II 55.000m3/ngđ.

- Khu vực nghiên cứu sẽ được cấp nước từ các nhà máy nước sau:

+ Nhà máy nước Dã Viên: công suất 12.000 m3/ngđ

+ Nhà máy nước Quảng Tế II: công suất 55.000 m3/ngđ

Đường ống quy hoạch cấp nước theo quy hoạch chung đô thị mới An Vân Dương được ngầm hóa theo tuyến đường Võ Chí Công và đường Phú Mỹ - Thuận An. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, do đó với điều kiện thuận lợi nguồn nước tự nhiên từ hệ thống sông, ngòi hiện trạng sẵn có việc khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất, vẫn khai thác tuyến nước ngầm và nước mặt của địa phương.

2.2. Định hướng phát triển tại quy hoạch chung đô thị tác động đến phạm vi quy hoạch lập phân khu:

2.2.1. Rà soát, đánh giá quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương:

Đồ án quy hoạch phân khu Khu E - Đô thị mới An Vân Dương đã được phê duyệt với chức năng các khu chính là khu vực hỗ trợ các thiết chế, chức năng đô thị cho các vực lân cận như Khu A, Khu B và khu C, thuộc Khu đô thị mới An Vân Dương; là khu ở mới hiện đại, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, xen lẫn các khu vực dân cư chỉnh trang của các khu hiện trạng nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển nhà ở và tái định cư cho các dự án phát triển đô thị, đáp ứng nhu cầu mở rộng không gian phát triển của thành phố Huế cũng như góp phần giảm sức ép về dân số, tạo động lực phát triển cho các phân Khu A, B, C.

Khu E - Đô thị mới An Vân Dương có lợi thế rất lớn về các tuyến giao thông đối ngoại với trục đường Thủy Dương - Thuận An (nay là đường Võ Chí Công) có lộ giới 44,0m và tỉnh lộ 10A có lộ giới 31,0m, đường Tố Hữu nối dài đến sân bay Phú Bài có lộ giới 60m, các trục đường như Lê Đức Anh nối dài về thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang có lộ giới 60m, đường Văn Tiến Dũng nối dài có lộ giới 56m, đường nối Khu B qua đường Võ Chí Công và Khu E kết nối xã Thuỷ Thanh có lộ giới 36m,... Ngoài ra có các tuyến đường nối từ các Khu A, B, C làm điểm nối quan trọng tạo ra được sự liên kết cho đô thị mới. Các dự án trên địa bàn khu đô thị mới An Vân Dương dần được hình thành một cách rõ nét và hiện đại.

Sau hơn 06 năm kể từ ngày Quy hoạch phân khu Khu E được phê duyệt, tổng thể đô thị mới An Vân Dương đã phát triển dần theo như định hướng quy hoạch của khu vực, giao thông đối ngoại hình thành tuyến đường Võ Chí Công ở phía Tây khu E xuyên suốt từ Bắc – Nam kết nối với tuyến Quốc lộ 49B tới Quốc Lộ 1A cũng đã được đầu tư hoàn chỉnh, khu đô thị mới đang phát triển về hướng Đông của thành phố Huế trong đó có khu E.

Về mặt hạn chế: còn tồn tại các khu vực dân cư, làng xóm hiện trạng phát triển chưa theo định hướng và bám dọc các con sông trong khu vực, kết nối thông qua các tuyến giao thông khu vực, các hệ thống mặt nước tự nhiên chưa gắn kết tốt, chưa được tận dụng để trở thành yếu tố tạo cơ hội phát triển, chủ yếu vẫn là những con sông chảy tự nhiên. Song song đó, qua quá trình thực tế tổ chức thực hiện quy hoạch, các quỹ đất hiện nay chưa được khai thác sử dụng hiệu quả, chưa đáp ứng nhu cầu triệt để về phát triển kinh tế - xã hội vì những lý do khách quan và chủ quan từ đó nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiệu quả sử dụng đất đai, phát triển kinh tế - xã hội, nên việc điều chỉnh chỉ mới giải quyết được một số vấn đề trước mắt, chưa đánh giá được ở góc nhìn tổng quan toàn Khu E làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển đồng bộ toàn khu E. Tuy nhiên, việc điều chỉnh cục bộ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục vụ kêu gọi đầu tư các dự án ngoài ngân sách.

2.2.2. Định hướng quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tác động liên quan đến phạm vị lập điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu E - Đô thị mới An Vân Dương:

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 và Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tại Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/01/2024. Trong đó, phạm vi được phát triển mở rộng trên nền tảng thành phố Huế khớp nối đồng bộ Khu đô thị mới An Vân Dương.

Về định hướng phát triển đối với khu vực An Vân Dương trong đó có Khu E đã có các yếu tố mới có vai trò tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cụ thể như: mở rộng đô thị về phía biển tại Phú Dương, Hải Dương, Phú An, Thuận An; Xây dựng mô hình TOD và khu vực hỗn hợp dịch vụ phía Đông đô thị tại khu vực Phú Mỹ; phát triển mới công trình thể thao đa chức năng tại khu đô thị mới An Vân Dương, trung tâm hành chính tập trung chủ yếu trụ sở, cơ quan hành chính của tỉnh tại khu vực An Vân Dương; về phía Đông Khu E, hiện nay có các quy hoạch đã và đang tổ chức lập quy hoạch nhằm quản lý đầu tư xây dựng, cũng như phát triển các quỹ đất kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, như Khu đô thị sinh thái Thanh Toàn, các dự án đang kêu gọi đầu tư tại khu vực Phú Hồ, huyện Phú Vang,… Từ đó tạo động lực và vị thế vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Riêng đối với Khu E - Đô thị mới An Vân Dương đã có tác động không nhỏ, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế có vai trò biến Khu An Vân Dương (bao gồm Khu E) thành khu vực trung tâm giữa thành phố Huế, thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang, tạo các trục giao thông đối ngoại giữa các khu vực với các mặt cắt đường phù hợp với định hướng lâu dài.

Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được kế thừa, phát huy và khắc phục các nhược điểm ở đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước đó. Tuy nhiên qua đối chiếu với Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Quy hoạch phân khu Khu E - Đô thị mới An Vân Dương hiện nay có một số vị trí đã không còn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như: Các cụm đất có chức năng sử dụng đất là đất sinh thái Nông nghiệp phía Bắc Khu E (có ký hiệu ST) nhưng Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế thì bố trí các loại đất đơn vị ở, đất ở,…; Khu vực cạnh bên Trụ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế trước đây là quỹ đất trường học, tuy nhiên hiện nay cần bố trí quỹ đất cho Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Trung tâm dịch vụ phần mềm, phù hợp Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế, tuy nhiên hiện nay tuyến đường nối Lê Đức Anh đến Phú Đa có lộ giới 60m (quy hoạch phân khu Khu E không phù hợp). Do đó, việc rà soát, điều chỉnh tổng thể quy hoạch phân khu Khu E - Đô thị mới An Vân Dương là việc làm cấp bách và mang tính hoạch định chiến lược nhằm cụ thể hoá quy hoạch đất đai trong việc đầu tư và kêu gọi đầu tư nhằm đảm bảo theo quy định.

2.3. Những vấn đề chính cần giải quyết và yêu cầu về việc cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt:

2.3.1. Quan điểm quy hoạch:

- Xây dựng khu vực hành lang thoát lũ dọc sông, đặc biệt là khu vực phía Bắc đồ án quy hoạch nhằm cải thiện khả năng thoát nước cho Khu E cũng như của toàn khu Đô thị mới An Vân Dương và khu vực lân cận.

- Quy hoạch xây dựng khu dân dụng một cách đồng bộ tạo điều kiện tốt nhất cho sinh hoạt dân cư đô thị như: Nhà ở, công trình phúc lợi công cộng, nghỉ ngơi, chú ý đến việc xây dựng các khu tái định cư cho các hộ dân phải di dời, giải toả để xây dựng quy hoạch đô thị.

- Bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái một cách bền vững.

2.3.2. Mục tiêu đồ án:

- Cụ thể hoá đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt tại Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/01/2024.

- Tạo lập hình ảnh đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển mới, cải tạo và chỉnh trang khu dân cư hiện hữu nhằm hội nhập với sự phát triển của vùng và khu vực xung quanh trong quá trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế.

- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất đai, lập các đồ án hoạch chi tiết, triển khai các chương trình phát triển và các dự án đầu tư.

2.3.3. Tính chất:

- Theo Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tính chất đồ án:

+ Là khu vực hỗ trợ các thiết chế, chức năng đô thị cho các khu A, B, C thuộc Khu đô thị mới An Vân Dương;

+ Là khu ở mới hiện đại, xen lẫn các khu vực ở chỉnh trang của các khu dân cư hiện trạng đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở và tái định cư của các dự án phát triển đô thị.

- Theo Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, tính chất đồ án:

+ Hình thành nên khu đô thị mới có đầy đủ các thiết chế hạ tầng xã hội, đảm bảo tính chất một khu đô thị mới sinh thái, hiện đại xen lẫn các hình thức ở, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân và nhu cầu mua sắm, lưu trú cho khách du lịch khi đến Huế.

+ Bổ sung và hoàn thiện đầy đủ các thiết chế về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đồ án quy hoạch; đồng thời điều chỉnh và bổ sung các loại đất trụ sở cơ quan về quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng nhu cầu và hiệu quả sử dụng đất khi di dời các trụ sở cơ quan này ra khỏi trung tâm thành phố hiện hữu.

+ Là khu ở mới hiện đại, xen lẫn các khu vực ở chỉnh trang của các khu dân cư hiện trạng đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở và tái định cư của các dự án phát triển đô thị.

2.3.4. Các vấn đề cần giải quyết:

- Có giải pháp đồng bộ toàn diện về bảo vệ môi trường và phát triển cảnh quan dải không gian dọc đầm phá, tạo cảnh quan hấp dẫn du lịch, vừa có giá trị khai thác phát triển kinh tế đối với địa phương và cộng đồng dân cư;

- Xây dựng các công cụ quản lý xây dựng trên cơ sở nghiên cứu quy hoạch và thiết kế đô thị, trên nguyên tắc bảo vệ, tôn vinh giá trị môi trường sinh thái, đảm bảo phù hợp xu hướng phát triển kinh tế tại các khu vực trung tâm, tạo những điểm nhấn cảnh quan tự nhiên và nhân tạo;

- Thiết lập hệ thống giao thông (và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi cùng) trên nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, phối hợp đa phương tiện, trong đó đi xe đạp, đi bộ và đi thuyền là các mô thức chuyển động cần được khuyến khích;

- Đảm bảo không gian vận hành các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên nguyên tắc hiệu quả, bền vững, tiết kiệm, phù hợp bối cảnh không gian và quỹ đất cho phép;

- Dự báo phát triển một cách khoa học, đồng hành với dự báo về ngưỡng dung nạp môi trường nhằm lựa chọn chỉ tiêu phát triển hài hoà, hiệu quả;

- Bố cục sử dụng đất phù hợp cấu trúc không gian và nhu cầu phát triển, trên nguyên tắc tiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường, tạo chất lượng sống tốt, tạo sinh kế, nâng cao giá trị gia tăng của kinh tế toàn khu vực, có tầm nhìn dài hạn;

- Có giải pháp giảm thiểu tác động môi trường do các hoạt động sản xuất, sinh sống và du lịch gây ra trên cơ sở nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược.

III. QUY MÔ DÂN SỐ, ĐẤT ĐAI, CÁC NHU CẦU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT, HẠ TẦNG XàHỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH:

3.1. Quy mô dân số, đất đai:

3.1.1. Diện tích lập điều chỉnh quy hoạch: khoảng 523,65 ha.

3.1.2. Về quy mô dân số: Trên cơ sở định hướng phân bổ dân số theo Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nội dung rà soát của các thành viên tham dự họp và nội dung tổng hợp của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh theo Văn bản số 1693/BĐTPT-QLĐT ngày 05/9/2024 (đính kèm); Sở Xây dựng có Văn bản số 3460/SXD-QHKT ngày 13/9/2024 báo cáo kết quả rà soát và dự kiến dân số tổng thể của đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương như sau:

- Dân số hiện trạng: khoảng 4.800 người (trong đó tại địa bàn thành phố Huế: 1000 người; thị xã Hương Thuỷ: 600 người; huyện Phú Vang: 3.200 người).

- Dự kiến quy mô dân số tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch tổng thể Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu E - Đô thị mới An Vân Dương đến năm 2045: khoảng 44.000 người.

(Quy mô dân số sẽ được xác định cụ thể khi triển khai lập đồ án quy hoạch).

3.2. Dự kiến các không gian chức năng:

- Các khu nhà ở thấp tầng.

- Khu nhà ở xã hội.

- Khu ở chỉnh trang, cải tạo, khu tái định cư.

- Khu đất xây dựng công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan, y tế, giáo dục.

- Khu công trình dịch vụ, thương mại.

- Khu công viên cây xanh.

- Đất hạ tầng kỹ thuật toàn dự án.

- Một số không gian chức năng khác: Sẽ được cụ thể hoá trong quá trình lập đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu.

3.3. Các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội:

Chỉ tiêu kinh tế xã hội được tính toán và áp dụng theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng và có thể căn cứ theo đặc thù thực tế theo định hướng Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế:

TT

Hạng mục

Đơn vị

Chỉ tiêu theo quy hoạch đã được duyệt

Chỉ tiêu điều chỉnh

1

Chỉ tiêu sử dụng đất

 

 

 

1.1

Đất đơn vị ở

m2/người

≥50

55

1.2

Đất công cộng, thương mại dịch vụ

m2/người

≥9

≥8

1.3

Đất cây xanh đơn vị ở

m2/người

-

≥2

1.4

Đất cây xanh, công trình TDTT

m2/người

≥20

≥8

1.5

Đất giao thông (tính đến đường phân khu vực)

m2/người

≥23

≥18

2

Hạ tầng xã hội

 

 

 

2.1

Trường trung học phổ thông

hs/1000 người

-

≥40

m2 đất/học sinh

 

-

≥10

2.2

Bệnh viện đa khoa (Cấp đô thị)

giường /1000 người

-

≥4

m2/giường bệnh

-

≥100

2.3

Nhà văn hoá (Cấp đô thị)

chỗ/1000 người

-

≥8

ha/công trình

-

≥0,5

2.4

  Chợ (Cấp đô thị)

ha/công trình

-

≥1

2.5

Nhà trẻ, mẫu giáo

m2/1 cháu

-

≥12

cháu/1000 người

-

≥50

2.6

Trường tiểu học

m2/ học sinh

-

≥10

hs/1000 người

-

≥65

2.7

Trường Trung học cơ sở

m2/học sinh

-

≥10

hs/1000 người

-

≥55

2.8

Trung tâm văn hóa- Thể thao

m2/công trình

-

≥5000

2.9

Trạm y tế

m2/trạm

-

≥500

Trạm/ đơn vị ở

-

≥1

2.10

  Chợ (Cấp đơn vị ở)

m2/công trình

-

≥2000

Công trình/ đơn vị ở

-

≥1

2.11

Thể dục thể thao

 

 

 

-

Sân chơi (Cấp đơn vị ở)

m2/người

-

≥0,5

-

Sân luyện tập

m2/người

-

≥0,5

ha/công trình

-

≥0,3

-

Sân thể thao cơ bản (Cấp đô thị)

m2/người

-

≥0,6

ha/công trình

-

≥1,0

3

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

3.1

Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt

L/ng.ngđ

³200

³200

3.2

Chỉ tiêu cấp điện

kWh/người/năm

³2.100

³2.100

3.3

Chỉ tiêu cấp điện công trình

công       cộng, dịch vụ, thương mại

% sinh hoạt

-

≥40%

W/m2 sàn

-

≥30

3.4

Tiêu chuẩn thoát nước thải

% cấp nước SH

98

100

3.5

Lượng rác thải bình quân

kg/người/ngđ

1,3

1,3

3.6

Tỷ lệ thu gom

%

100

100

3.7

Mật độ giao thông đô thị

Km/km2

-

10-13,3

3.8

Tỷ lệ đất giao thông

%

-

≥18

3.9

Hạ tầng viễn thông thụ động

 

 

 

-

Sinh hoạt (line cáp quang)

Line/người

-

≥0,4

-

Công trình công cộng- dịch vụ

Line/ha.sàn

-

≥150

- Giao thông: Thiết kế theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 07:2023/BXD ban hành theo Thông tư số 15/2023/TT-BXD ngày 29/12/2023.

- Bãi đỗ xe:

+ Khu vực mở rộng phát triển:            2,5 ÷ 3,0 m²/người.

+ Khu vực phát triển xây dựng mới:    3 ÷ 4 m²/người.

IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG, THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÔ THỊ; YÊU CẦU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU HIỆN TRẠNG:

4.1. Yêu cầu đối với công tác điều tra khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng đô thị:

- Trên cơ sở bản đồ khảo sát đo vẽ địa hình đã được thành lập, khảo sát địa hình, địa vật tỷ lệ 1/2000 hệ tọa độ VN2000, ranh giới khảo sát và phương án khảo sát được thực hiện sau khi nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt; các số liệu điều tra hiện trạng về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật,... phải sử dụng số liệu điều tra mới nhất, có hệ thống bảng biểu (ghi rõ nguồn số liệu cung cấp) kèm theo.

- Điều tra khảo sát đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và các mối liên hệ quy hoạch khác.

- Yêu cầu điều tra cụ thể về hiện trạng các công trình hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, thương mại, công trình công cộng, thiết chế văn hóa, thể thao tại khu vực; Xác định cụ thể số lượng, quy mô, diện tích, cơ sở vật chất trang thiết bị; xác định đạt chuẩn/không đạt chuẩn theo quy định, nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, các thiết chế văn hóa - thể thao trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực nghiên cứu lập quy hoạch.

- Yêu cầu điều tra khảo sát lưu lượng phương tiện; tính toán, dự báo tốc độ phát triển phương tiện để xác định chức năng của các tuyến đường đô thị đảm bảo tính kết nối, đặc biệt là các trục giao thông quan trọng, giao thông đối ngoại làm cơ sở đề xuất mặt cắt ngang các tuyến đường.

- Điều tra đánh giá về thực trạng hoạt động du lịch, tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch; quy hoạch các khu/điểm du lịch; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch; tour/tuyến kết nối, sản phẩm/loại hình du lịch hiện đang khai thác phát triển; kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực nghiên cứu quy hoạch.

- Điều tra, rà soát, đánh giá, cập nhật các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt có trong khu vực, các dự án đang triển khai; các định hướng của các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành (đã được tích hợp trong quy hoạch tỉnh) đang triển khai có tác động đến phạm vi lập quy hoạch phân khu, để khớp nối và điều chỉnh nếu có bất cập.

- Đánh giá rõ hiện trạng cấp điện trong khu vực quy hoạch; bổ sung rà soát hiện trạng, quy hoạch các tuyến đường dây, trạm biến áp từ cấp điện áp 110kV trở lên, có phương án đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cao áp cho các tuyến đường dây và trạm biến áp.

4.2. Yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng:

Cơ sở dữ liệu hiện trạng phải được tổng hợp đầy đủ, in ấn thành quyển hồ sơ để nghiên cứu, đánh giá và lưu tại cơ quan tổ chức lập quy hoạch.

V. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU:

5.1. Yêu cầu về quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan: Đồ án cơ bản phải tuân thủ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/01/2024, cụ thể như sau:

- Phân khu đô thị phải dựa trên các giá trị đặc trưng trong từng khu vực về điều kiện tự nhiên, kiến trúc cảnh quan và chức năng đô thị.

- Phân khu đô thị phải dự báo, xác định được quy mô dân số cho các lô đất quy hoạch làm cơ sở cho tính toán và phân bổ dân cư trong quy hoạch chi tiết và các dự án; dân số dự báo, xác định phải bao gồm cả dân số vãng lai tại các khu đất ở và các khu đất xây dựng các công trình hỗn hợp có yếu tố ở bao gồm cả dịch vụ lưu trú (nếu có).

- Xác định chỉ tiêu sử dụng đất về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình đối với từng lô đất; khoảng lùi công trình đối với các trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có).

- Phân khu đô thị phải xác định được hệ thống công trình dịch vụ - công cộng, chỉ tiêu sử dụng đất và khung hạ tầng kỹ thuật cho các lô đất cấp khu vực, đơn vị ở.

- Các trung tâm theo cấp hành chính và trung tâm chuyên ngành (y tế, đào tạo, thương mại, dịch vụ, ...) cần có quy mô phù hợp, đảm bảo tiết kiệm đất đai.

- Trung tâm theo cấp hành chính phải được bố trí tại vị trí có mối liên hệ thuận lợi nhất tới các khu chức năng của đô thị.

- Phải bố trí hỗn hợp nhiều chức năng khác nhau trong khu trung tâm đô thị đảm bảo khai thác sử dụng đất hiệu quả, linh hoạt và thuận tiện.

- Không gian xanh tự nhiên cần được bảo vệ tối đa; không gian xanh nhân tạo phải được phân bố hợp lý trên toàn diện tích đất xây dựng đô thị để đảm bảo thuận lợi trong sử dụng.

- Định hướng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các di sản, di tích trong khu vực, có phương án khai thác và phát huy các khu vực có giá trị về cảnh quan.

5.2. Yêu cầu về quy hoạch kết nối hạ tầng kỹ thuật: Phải đảm bảo kết nối đồng bộ với các quy hoạch xung quanh.

- Về giao thông: Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mặt cắt ngang các tuyến đường giao thông trong đô thị, mức độ thể hiện đến cấp đường phân khu vực. Tổ chức giao thông an toàn, đảm bảo liên hệ giữa các khu vực và các liên hệ với mạng lưới bên ngoài. Xác định vị trí quy mô các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe.

- Về cấp nước: Xác định nhu cầu và nguồn nước. Đề xuất mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật cần thiết.

- Về cấp điện: Xác định nhu cầu cấp điện, nguồn cung cấp điện, vị trí các trạm điện phân phối, mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và hệ thống điện chiếu sáng phải được nghiên cứu bố trí hợp lý, đảm bảo chiếu sáng, đồng thời làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho khu vực.

- Về san nền, thoát nước mưa, thoát nước thải: Xác định mạng lưới thoát nước mưa, nước thải, vị trí quy mô khu xử lý nước thải, mạng lưới đường ống; Đề xuất các giải pháp san nền và cao độ chuẩn bị kỹ thuật phù hợp với từng khu vực, đảm bảo bám theo địa hình tự nhiên. Xác định cao độ san nền khống chế, độ dốc san nền cho từng khu vực xây dựng.

- Về hạ tầng viễn thông thụ động: Xác định nhu cầu và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

- Đề xuất biện pháp tổ chức công trình ngầm, gồm: Cấp điện, các tuyến cáp thông tin, cấp thoát nước cho khu vực.

5.3. Yêu cầu về lập hồ sơ quy hoạch theo hệ thống thông tin địa lý (GIS):

- Sau khi đồ án quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cần tiến hành lập ngay hồ sơ quy hoạch theo hệ thống thông tin địa lý (GIS).

- CSDL phải thống nhất, đồng bộ với hồ sơ giấy thuộc đồ án đã được phê duyệt; đồng thời, các bản vẽ phải được chuẩn hóa về Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 với các thông số chuẩn do nhà nước quy định theo Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 của Tổng cục địa chính.

- Dữ liệu không gian của quy hoạch được đóng gói theo định dạng File Geodatabase (*.gdb) và file (*.gdb) này có cấu trúc CSDL tuân thủ theo cấu trúc CSDL của QĐ 2119/QĐ-UBND ngày 25/09/2018 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- CSDL chuyên ngành và lĩnh vực của quy hoạch bao gồm:

+ CSDL kinh tế - xã hội;

+ CSDL hiện trạng;

+ CSDL quy hoạch.

- Về CSDL hồ sơ quy hoạch: Scan hồ sơ quy hoạch sau khi đóng dấu phê duyệt. Các hồ sơ giấy sẽ được chuyển thành các định dạng số *.pdf; *jpg; *png,... để lưu trữ, công khai quy hoạch và duy trì lâu dài trên nền tảng số.

- CSDL hồ sơ quy hoạch bao gồm:

+ Văn bản;

+ Thuyết minh;

+ Bản đồ.

VI. DANH MỤC QUY CÁCH CỦA SẢN PHẨM HỒ SƠ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH; DỰ TOÁN KINH PHÍ; KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ LẬP QUY HOẠCH; YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG LẤY Ý KIẾN VỀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH:

6.1. Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch:

Hồ sơ sản phẩm quy hoạch thực hiện theo Thông tư 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng các khu chức năng và quy hoạch nông thôn, cụ thể: 

TT

Tên sản phẩm

Ký hiệu bản vẽ

Tỷ lệ

A

Phần bản vẽ

 

 

1

Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất

QH-01

1/5.000 hoặc 1/10.000

2

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kiến trúc, cảnh quan

QH-02

1/2000

3

Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường

QH-03

1/2000

4

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

QH-04

1/2000

5

Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

QH-05

1/2000

6

Bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng

QH-06

1/2000

7

Bản đồ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

QH-07

1/2000

8

Bản đồ quy hoạch cấp nước

QH-08

1/2000

9

Bản đồ quy hoạch cấp điện và chiếu sáng công cộng

QH-09

1/2000

10

Bản đồ quy hoạch thông tin liên lạc

QH-10

1/2000

11

Bản đồ quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

QH-11

1/2000

12

Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật

QH-12

1/2000

13

Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm

QH-13

1/2000

14

Các bản vẽ thiết kế đô thị

TKĐT

Thích hợp

B

Phần văn bản

 

 

1

Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt

 

 

2

Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị

 

 

3

Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án

 

 

C

Đĩa CD ghi toàn bộ hồ sơ

 

 

- Số lượng sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch:

+ Hồ sơ báo cáo tại hội nghị và hồ sơ gửi xin ý các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư: Theo yêu cầu của cơ quan tổ chức lập quy hoạch.

+ Hồ sơ trình thẩm định: 02 bộ.

+ Hồ sơ trình phê duyệt: 02 bộ.

+ Hồ sơ hoàn thiện in theo quyết định phê duyệt: 08 bộ.

- Đối với việc cập nhật CSDL hiện trạng và đồ án quy hoạch trên vào cơ sở dữ liệu GIS Huế; Cơ quan tổ chức lập quy hoạch thực hiện các nội dung được quy định tại Điều 11 của Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định thu thập, cập nhật, quản lý, tích hợp, khai thác và sử dụng dữ liệu dùng chung trên địa bàn tỉnh và các quy định khác có liên quan (lưu ý việc bổ sung kinh phí thực hiện việc cập nhật đồ án quy hoạch lên nền Gis Huế).

6.2. Dự toán kinh phí lập quy hoạch:

Bảng tổng hợp kinh phí lập quy hoạch:

TT

Hạng mục công việc

Diễn giải cách tính

Thành tiền (đồng)

I

Chi phí trực tiếp

 

 

        2.829.295.000

1

Thiết kế quy hoạch (1)

 

        1.304.765.000

2

Lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch (2)

 

             97.846.000

3

Thẩm định điều chỉnh nhiệm vụ (3)

20,00%

x Chi phí lập NV quy hoạch

             19.569.000

4

Thẩm định đồ án điều chỉnh quy hoạch (4)

6,59%

x Chi phí lập NV quy hoạch

             85.928.000

5

Quản lý nghiệp vụ lập QH (5 )

6,29%

x Chi phí lập NV quy hoạch

             82.034.000

6

Công bố quy hoạch (6)

2,50%

x Chi phí thiết kế quy hoạch

             32.619.000

7

Chi phí lấy ý kiến cộng đồng (7)

2,00%

x Chi phí thiết kế quy hoạch

             26.095.000

8

Chi phí phản biện đồ án (8)

2,5%

x Chi phí thiết kế quy hoạch

             32.619.000

9

Chi phí GIS (9)

10%

x Chi phí thiết kế quy hoạch

           130.477.000

10

Chi phí quyết toán (10)

0,57%

x TMĐT

             11.093.000

11

Chi phí lựa chọn nhà thầu (11)

 

 

             11.480.000

12

Khảo sát địa hình (12)

Dự toán chi tiết

           478.321.000

13

Chi phí giám sát khảo sát (13)

Dự toán chi tiết

             17.854.000

14

Cắm mốc giới (14) (tạm tính)

 

           498.595.000

II

Thuế VAT ( 1 + 2 + 9)

8,0%

x (1+2+9)

           122.647.000

 

Tổng cộng

 

 

        2.951.942.000

Bằng chữ: Hai tỷ, chín trăm năm mươi mốt triệu, chín trăm bốn mươi hai nghìn đồng./.

6.3. Kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch:

- Kế hoạch: Tiến hành lập đồ án quy hoạch ngay sau khi nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tiến độ lập quy hoạch: Thời gian lập đồ án quy hoạch không quá 09 tháng kể từ ngày lựa chọn được nhà thầu tư vấn theo quy định.

6.4. Xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch:

6.4.1. Nội dung lấy ý kiến về đồ án quy hoạch:

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nội dung của đồ án quy hoạch. Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch trong việc lấy ý kiến.

- Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt.

6.4.2. Hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch:

- Đối tượng lấy ý kiến bao gồm: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cộng đồng dân cư trong khu vực quy hoạch.

- Hình thức lấy ý kiến:

+ Đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan, việc lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

+ Đối với cộng đồng dân cư trong khu vực quy hoạch, việc lấy ý kiến được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 15 ngày đối với cơ quan, ban ngành; 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Cơ quan thẩm định và trình phê duyệt: Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch: Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Theo quy định của pháp luật.

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.006
Truy cập hiện tại 861