Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Tích cực triển khai các ứng dụng công nghệ phục vụ chuyển đổi số
Ngày cập nhật 03/05/2024
 Tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ nhằm đẩy nhanh việc xây dựng chính quyền số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, đã tích cực triển khai xây dựng các ứng dụng về hạ tầng số, nhân lực số, nền tảng – dữ liệu số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
 
 

Ứng dụng công nghệ số

Về hạ tầng số, đã thực hiện chuyển đổi toàn bộ mạng diện rộng (WAN) và các hệ thống thông tin của tỉnh Thừa Thiên Huế sang sử dụng giao thức Internet thế hệ mới IPv6. Mạng WAN của tỉnh đã được kết nối đến 100% các điểm trên toàn tỉnh gồm tất cả các sở ban ngành, huyện, thị xã, thành phố, xã phường thị trấn và các đơn vị trực thuộc. Vận hành, hỗ trợ Nền tảng làm việc số, trang thông tin điện tử các cấp; Nền tảng Hue-S; Hệ thống phản ánh hiện trường; Hệ thống quản lý cán bộ công chức, viên chức. Vận hành, hỗ trợ trang thông tin điện tử các cấp (đã hỗ trợ cập nhật 08 trang TTĐT). Đặc biệt, đưa vào sử dụng Phần mềm mạng lưới phát ngôn toàn tỉnh. Tích hợp các nền tảng: bản đồ số, văn phòng số, báo cáo số, dữ liệu số vào cùng nền tảng ứng dụng Hue-S; đặc biệt là văn phòng số được tích hợp hầu hết các chức năng trong quản lý nhà nước, có thể dùng chung, tùy biến các chức năng theo nhu cầu sử dụng của các cơ quan chuyên môn cũng như của địa phương.

Hoạt động hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến phát triển chính quyền số luôn được triển khai mạnh mẽ với các tiêu chí đã đạt và vượt các Kế hoạch của Chính phủ, các Bộ và UBND tỉnh đề ra. Cổng Thông tin điện tử và hệ thống trang thông tin điện tử của tỉnh đã phát huy tốt các chức năng theo yêu cầu, được vận hành ổn định, tin tức thường xuyên cập nhật, có tính thời sự, phục vụ hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh và thủ trưởng các cấp, các ngành.

Đến nay đã có hơn 1.019.501 tài khoản công dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia. Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng tương đối đầy đủ các thành phần hỗ trợ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh như: Hệ 6 thống thông tin tài khoản công dân, doanh nghiệp, tổ chức; Hệ thống khảo sát, đánh giá trực tuyến về mức độ hài lòng của công dân, doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục hành chính; Tích hợp chữ ký số, email, SMS lên Cổng dịch vụ công. Ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng di động, tích hợp lên ứng dụng Hue-S; Thanh toán trực tuyến trên nền tảng Hue-S.

Đến nay đã có trên 75.099 tài khoản ví điện tử đã được đăng ký trên ứng dụng Hue-S và 694 điểm chấp nhận thanh toán qua Hue-S trên địa bàn tỉnh. Người dân có thể theo dõi được tất cả các hóa đơn như dịch vụ công, tiền điện, nước, phí vệ sinh môi trường, học phí,… trên Hue-S, thanh toán dịch vụ chỉ cần 1 lần chạm mà không phải cài đặt, mở thêm bất cứ ứng dụng nào khác.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông  đến nay, có gần 14.000 chữ ký số được đăng ký và cấp phát cho người dân thông qua hình thức trực tuyến trên Hue-S. Trong thời gian tới, xây dựng chính quyền số là một trong những mục tiêu quan trọng mà tỉnh hướng tới. Quá trình xây dựng, phát triển chính quyền số, tỉnh sẽ tiếp tục chú trọng phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ truy cập, sử dụng; công khai, minh bạch, mang đến nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Phục vụ chuyển đổi số

Theo Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn, từ đặc thù riêng của Thừa Thiên Huế với ứng dụng Hue-S đã được phổ biến rộng rãi đến hầu hết người dân trên địa bàn tỉnh; Sau khi được sự đồng ý từ Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao Sở TT&TT triển khai, hoàn thiện chương trình bồi dưỡng và đánh giá kỹ năng số cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh qua nền tảng học trực tuyến mở đại trà và tích hợp vào ứng dụng Hue-S; Với cách làm này thay vì phải đăng ký tài khoản trên nền tảng OneTouch, những người dân Huế đã cài đặt Hue-S đều có thể dễ dàng tham gia các khóa học kỹ năng số ngay trên ứng dụng này. Cách làm khác biệt giúp Huế phổ cập nhanh kỹ năng số cho người dân là xây dựng các khóa học ngắn, đơn giản và tích hợp nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch ngay trên ứng dụng di động Hue-S giúp người dân dễ tiếp cận.

Năm 2024, Thừa Thiên Huế đã chính thức đưa vào khai thác, vận hành Hệ thống mạng lưới phát ngôn hoạt động tại địa chỉ https://cqs.thuathienhue.gov.vn và nền tảng ứng dụng Hue-S, đã được nhiều phóng viên báo chí quan tâm trao đổi. Hiện nay, nhằm chuẩn hóa các quy trình trên một nền tảng, UBND tỉnh đã hoàn thiện và phát triển Nền tảng số truyền thông có chức năng kết nối giữa cơ quan nhà nước với cơ quan báo chí trên cơ sở tích hợp, nâng cấp hệ thống Mạng lưới phát ngôn vào quy trình xử lý phản ánh hiện trường trên nền tảng số Hue-S.

Thời gian tới tỉnh ưu tiên triển khai các mô hình đã rõ về giải pháp thực hiện, đã thí điểm hiệu quả tại các địa phương khác để nhân rộng mô hình, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyển đổi số đã đề ra.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.006
Truy cập hiện tại 8